3 Cách Fill Down Giá Trị Trong Excel
Trong bài viết dưới đây, mình sẽ giới thiệu 3 cách Fill Down dữ liệu trong Excel. Đây là 1 kĩ năng giúp các bạn cải thiện thao tác trong Excel và cải thiện hiệu quả trong công việc và cũng là kỹ năng cho những người thường xuyên sử dụng Excel trong công việc nên biết. Hãy cùng mình tìm hiểu 3 cách bên dưới nhé!
Video hướng dẫn
Mình có ví dụ như bên dưới:
Như các bạn đã thấy, để có thể hiển thị các dữ liệu phía trên vào các ô đang rỗng thì mình cần dùng Fill Down. Vì vậy, Fill Down có tác dụng dùng để kéo các giá trị tương ứng hoặc tương tự xuống những ô tương ứng và thích hợp như trên hình. Bây giờ mình sẽ đi lần lượt 3 cách Fill Down mà mình đã tổng hợp.
Cách 1: Sử dụng Goto Special
Để sử dụng cách này, bạn cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Bôi đen vùng dữ liệu, sau đó bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + G
Hoặc bạn có thể vào thẻ Home, chọn vào Find & Select trong nhóm Editing và chọn Go To...
Bước 2: Hộp thoại Go To hiện ra, tại đây bạn chọn vào Special
Bước 3: Hiển thị bảng Go To Special, trong bảng bạn chọn vào Blank và nhấn Ok.
Như vậy tất cả các ô trống cần Fill Down dữ liệu xuống đều đã được bôi đen.
Bước 4: Sau đó các bạn nhập công thức: Các bạn sẽ ấn “=”, nhấn mũi tên lên để lấy ô có chứa nội dung Fill Down phía trên.
Bước 5: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter để hiển thị giá trị.
Lưu ý: Trường hợp này, các ô vẫn có công thức. Vì vậy, để có thể chuyển dữ liệu sang vị trí khác mà vẫn giữ nguyên giá trị thì bạn nên chuyển đổi công thức này thành dạng giá trị bằng cách bạn copy vùng dữ liệu, sau đó nhấn chuột phải tại vùng dữ liệu đang chọn, chọn vào Paste => Paste Special, bảng Paste Special hiện ra, bạn chọn vào Values và nhấn Ok.
Cách 2: Sử dụng VBA trong Excel
Để sử dụng cách này, thì dữ liệu của bạn phải chuyển về dạng Table bằng cách: Đầu tiên, bạn chọn vào một ô bất kỳ trong vùng dữ liệu, tiếp theo vào thẻ Insert => Table hoặc nhấn phím Ctrl + T và nhấn Ok.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Bạn nhấn phím Alt + F11 để hiện thị giao diện VBA
Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn vào tên sheet chứa bảng dữ liệu, nhấn chuột phải chọn vào Insert và chọn Module
Bước 3: Sau đó các bạn sẽ code trong cửa sổ Mode. Các bạn hãy code như sau:
Sub FillDown()
Dim xCell As RangeFor Each xCell In Selection
If xCell = "" Then
xCell.FillDown
End If
Next
End sub
Bước 4: sau đó, bạn cần bôi đen dữ liệu cần Fill Down rồi vào lại cửa sổ VBA, nhấn vào phím Run trên thanh công cụ hoặc nhấn phím F5 để chạy đoạn code đó
Bước 5: Kết quả hiển thị như hình dưới.
Cách 3: Sử dụng Power Query
Để sử dụng cách này, thì dữ liệu của bạn phải chuyển về dạng Table bằng cách: Đầu tiên, bạn chọn vào một ô bất kỳ trong vùng dữ liệu, tiếp theo vào thẻ Insert => Table hoặc nhấn phím Ctrl + T và nhấn Ok.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Bạn vào thẻ Data, chọn vào From Table.
Bước 2: Cửa sổ Query Editor sẽ hiện ra. Tại đây, để chọn các cột cần Fill Down thì bạn chỉ cần nhấn giữ nút Ctrl và chọn các cột.
Bước 3: Nhấn chuột phải vào ô tên cột bất kỳ, chọn vào Fill và chọn Down.
Bước 4: Hoàn thành xong, để ra ngoài file Excel, bạn vào thẻ Home chọn vào Close & Load.
Sau khi thực hiện xong nó sẽ tạo ra cho chúng ta 1 Sheet mới đã được Fill Down. Ngoài ra mặt lợi của của cách này là khi bạn thay đổi dữ liệu ở bảng cũ thì bạn cũng sẽ tự động cập nhật thay đổi cho bạn bằng cách nhấn phải chuột rồi chọn Refresh.
Vậy là mình đã giới thiệu xong cho các bạn 3 cách Fill Down dữ liệu trong Excel. Hy vọng bài viết sẽ có ích với các bạn. Nếu thấy hay đừng quên đánh giá bài viết bên dưới giúp mình nhé!
CHO ĐIỂM BÀI VIẾT NÀY