Lộ Trình Tự Học AutoCAD Cơ Bản Dành Cho Người Mới Bắt Đầu
Bạn mới bắt đầu học AutoCAD và muốn nhanh chóng thành thạo phần mềm này? Bài viết sẽ giúp bạn xây dựng lộ trình tự học AutoCAD cơ bản từ những lệnh 2D cơ bản nhất, thực hành qua các bài tập cụ thể để nắm vững kiến thức. Tiếp theo, bạn sẽ được học cách sử dụng các lệnh thiết kế 3D và tiến hành các bài tập thiết kế tổng hợp. Mọi kiến thức và kỹ năng sẽ được ứng dụng vào các dự án thực tế, giúp bạn tự tin hoàn thiện bản vẽ một cách chuyên nghiệp và sáng tạo.
Phần mềm AutoCAD là gì? Tầm quan trọng của AutoCAD trong các lĩnh vực thiết kế
AutoCAD là phần mềm thiết kế bản vẽ được hỗ trợ bởi máy tính (CAD) rất phổ biến, cho phép người dùng tạo ra các bản vẽ kỹ thuật 2D và 3D với độ chính xác cao. Phát triển bởi tập đoàn Autodesk và ra mắt lần đầu vào năm 1982, AutoCAD đã nhanh chóng trở thành công cụ thiết yếu cho các kỹ sư, kiến trúc sư và nhà thiết kế trên toàn cầu.
Từ lĩnh vực xây dựng, cơ khí đến thiết kế nội thất và quy hoạch đô thị, việc học AutoCAD không chỉ giúp bạn nắm vững kiến thức chuyên môn mà còn mở ra nhiều cơ hội ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Điều này không chỉ nâng cao hiệu quả thiết kế mà còn tối ưu hóa quy trình làm việc, giúp bạn trở thành một chuyên gia đáng tin cậy trong ngành.
Lợi ích của việc tự học AutoCAD cho người mới bắt đầu
Việc tự học AutoCAD mang lại nhiều lợi ích cho người mới, bao gồm:
-
Phát triển kỹ năng thiết kế: Giúp nâng cao khả năng sáng tạo và lập kế hoạch.
-
Dễ sử dụng: Giao diện trực quan, dễ dàng nắm bắt các công cụ và lệnh.
-
Cơ hội nghề nghiệp: Mở rộng cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực như kiến trúc, xây dựng và cơ khí.
-
Tăng hiệu quả công việc: Giúp tiết kiệm thời gian và tạo ra các bản vẽ chính xác.
Người mới nên chuẩn bị gì để tự học AutoCAD
Để bắt đầu tự học AutoCAD, người mới nên chuẩn bị một số điều cần thiết sau:
-
Cấu Hình Máy Tính: Đảm bảo máy tính của bạn đáp ứng các yêu cầu tối thiểu để chạy AutoCAD mượt mà. Các yêu cầu này bao gồm bộ vi xử lý, RAM và card đồ họa phù hợp.
-
Cài Đặt Phần Mềm: Tải và cài đặt phiên bản AutoCAD mới nhất. Bạn có thể tìm thấy các phiên bản miễn phí dành cho sinh viên hoặc dùng thử.
-
Tài Liệu Học Tập: Chuẩn bị sách hướng dẫn, tài liệu học tập hoặc khóa học online phù hợp. Các nguồn tài liệu chất lượng sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận kiến thức.
-
Thời Gian và Tinh Thần: Dành thời gian để học và thực hành thường xuyên. Sự kiên nhẫn và quyết tâm là yếu tố quan trọng để thành công trong việc nắm vững AutoCAD.
-
Bài Tập Thực Hành: Tìm kiếm các bài tập thực hành để rèn luyện kỹ năng, từ những bài tập đơn giản đến những bài tập phức tạp hơn.
Đối Tượng Nên Tham Khảo Lộ Trình Tự Học AutoCAD Cơ Bản
Lộ trình tự học AutoCAD cơ bản này phù hợp với sinh viên ngành kiến trúc, xây dựng, cơ khí và nội thất, cũng như người đi làm muốn nâng cao tay nghề hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn tự học và áp dụng AutoCAD vào các dự án thực tế.
Xem thêm: Giáo trình tự học AutoCAD 2D 3D
Lộ Trình Tự Học AutoCAD Hiệu Quả Cho Người Mới
Trong lộ trình tự học AutoCAD cơ bản và hiệu quả, bạn nên tuân theo các bước sau:
-
Tìm Hiểu Thông Tin Cơ Bản: Bắt đầu bằng cách tìm hiểu về phần mềm AutoCAD, bao gồm các phiên bản, nhà sản xuất (Autodesk) và các chức năng cơ bản của nó.
-
Khám Phá Giao Diện Phần Mềm: Làm quen với giao diện của AutoCAD, bao gồm thanh công cụ, dãy ribbon, vùng đồ họa và các cài đặt cơ bản.
-
Học Lệnh Thiết Kế 2D Cơ Bản: Bắt đầu từ những lệnh thiết kế 2D cơ bản và áp dụng kiến thức bằng cách thực hành các bài tập tương ứng.
-
Nâng Cao Với Lệnh Thiết Kế 3D: Sau khi thành thạo 2D, chuyển sang học các lệnh thiết kế 3D để mở rộng kỹ năng.
Khi tự học AutoCAD cần thực hành bài tập thường xuyên
-
Thực Hiện Bài Tập Thiết Kế Tổng Hợp: Áp dụng kiến thức đã học vào các bài tập thiết kế tổng hợp, giúp bạn kết hợp nhiều kỹ năng trong một dự án thực tế.
-
Thực Hành Thường Xuyên: Thực hành là yếu tố quan trọng không thể thiếu. Ban đầu, bạn có thể mất thời gian để làm quen với các lệnh và thao tác, nhưng khi đã thành thạo, bạn sẽ dễ dàng áp dụng chúng trong các bản vẽ 2D và 3D.
Việc thực hành thường xuyên sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng vẽ, nâng cao kiến thức về hình học và tăng khả năng chính xác trong công việc sau này.
Phần I – Hướng dẫn thao tác các lệnh AutoCAD 2D trong Lộ trình tự học AutoCAD
1. Làm Quen Giao Diện Và Các Thao Tác Khi Học AutoCAD
Cách tạo mới Project trong AutoCAD
Bước 1: Nhấn chuột trái vào biểu tượng New ở góc phía trên bên trái tại giao diện hiển thị.
Bước 2: Tại hộp thoại Select template → chọn acadiso.dwt → chọn Open để tạo Project mới
2. Làm quen giao diện làm việc chính của phần mềm AutoCAD
1. Menu bar: Danh mục chính, nằm phía trên cùng vùng đồ họa. Khi ta chọn một mục của danh mục chính sẽ xuất hiện một danh mục lệnh. Tại đây ta có thể gọi các lệnh cần thực hiện.
2. Toolbars: Các thanh công cụ, chứa các nút chọn biểu tượng lệnh, ta nhấp chuột vào đó để thực hiện lệnh.
3. Model và Layout Tab:
- Model space: Không gian mô hình, là trang để ta thiết kế vào tạo mô hình.
- Layout space: Không gian giấy in, là các trang giấy mà trên đó ta bố trí các kiểu in khác nhau. Chẳng hạn mỗi Layout một cỡ giấy và tỉ lệ khác nhau.
4. Command line: Đây là nơi ta nhập lệnh vào và hiển thị các dòng nhắc của AutoCAD nên dòng này được gọi là dòng nhắc
5. Status bar: Dòng trạng thái, cho ta biết trạng thái Tắt/Mở của các chế độ vẽ. Ta có thể Tắt/Mở các chế độ này bằng cách nhấn phím hoặc nhấn chuột trực tiếp vào từng nút chọn.
6. WSC (UCS) ICON: Biểu tượng tọa độ gốc (WCS) hoặc tọa độ người dùng (UCS).
7. Crosshair cursor: Con trỏ vẽ theo phương trục X và Y giao nhau tại một điểm. Tọa độ của điểm giao hiện tại hiện lên hàng cuối màn hình.
3. Cách lưu Project trong AutoCAD
Bước 1: Nhấn chuột trái vào biểu tượng Save ở góc phía trên bên trái tại giao diện hiển thị.
Bước 2: Tại hộp thoại Save → Chọn thư mục lưu tại mục Save in → Đặt tên File tại mục File name → Chọn Save để lưu dự án.
Một số thao tác cơ bản với chuột
-
Chọn đối tượng trên bản vẽ: Nhấn chuột trái vào đối tượng.
-
Chọn nhiều đối tượng trên bản vẽ: Nhấn chuột trái và quét chọn vùng cần chọn.
-
Phóng to thu nhỏ bản vẽ hiển thị: Lăn con lăn chuột.
-
Di chuyển vùng xem: Nhấn giữ và kéo con lăn chuột
-
Hiển thị toàn bộ bản vẽ đang có: Nhấn con lăn chuột 2 lần liên tiếp.
4. Giới thiệu các phương pháp truy bắt điểm trong AutoCAD
Khi học AutoCAD, tính năng Object Snap (OSNAP) giúp bạn truy bắt chính xác các điểm như điểm cuối, điểm giữa hoặc giao điểm giữa các đối tượng. Nhờ OSNAP, việc vẽ và chỉnh sửa bản vẽ trở nên dễ dàng và chính xác hơn rất nhiều.
Bắt đầu thực hiện một lệnh nào đó đòi hỏi phải chỉ định điểm (Specify a point), ví dụ: Arc, Circle, Line...
Khi tại dòng nhắc lệnh yêu cầu chỉ định điểm (Specify a point) thì ta chọn phương thức bắt điểm bằng 1 trong các phương pháp sau:
Nhấp giữ phím SHIFT và phím phải của chuột khi con trỏ đang trên vùng đồ hoạ sẽ xuất hiện Shortcut menu Object snap. Sau đó chọn phương thức bắt từ Shortcut menu này. Ta có thể sử dụng các phương thức truy bắt điểm thường trú hoặc tạm trú. Trong mục này giới thiệu truy bắt điểm tạm trú.
Lựa chọn chế độ truy bắn điểm trong Object Snap:
-
Endpoint với lệnh tắt END: Bắt điểm ở vị trí hai đầu của đường được vẽ bằng lệnh line, lệnh spline, lệnh vẽ cung tròn arc, lệnh polyline…
-
Midpoint với lệnh tắt MID: Bắt điểm ở vị trí trung điểm của đoạn thẳng đường line, spline, cung tròn…
-
Center với lệnh tắt CEN: Bắt điểm ở vị trí tâm đường tròn, đường elip, cung tròn và cung elip.
-
Node lệnh tắt NOD: Bắt điểm point, được vẽ bằng lệnh point.
-
Quadrant với lệnh tắt QUA: Dùng để bắt điểm 1/4 đường tròn, hoặc elip, cung tròn arc.
-
Intersection với lệnh tắt INT: Bắt giao điểm của hai đối tượng giao nhau.
-
Extension lệnh tắt là EXT: Bắt điểm kéo dài của đối tượng là đường thẳng hoặc cung tròn.
-
Insertion lệnh tắt là INS: Bắt điểm của dòng chữ và blok.
-
Perpendicular với lệnh tắt PER: Bắt điểm vuông góc với đối tượng
-
Tangent với lệnh tắt TAN: Bắt điểm tiếp tuyến, cung tròn, đường tròn, elip.
-
Nearest với lệnh tắt NEA: Bắt điểm một điểm nằm trên đối tượng.
-
Apparent intersection với lệnh tắt là APP: Bắt giao điểm của các đối tượng trong 3D.
-
Parallel với lệnh tắt PAR: Bắt song song với đối tượng là đường thẳng line, polyline.
5. Lựa chọn chế độ truy bắt điểm từ hộp thoại osnap
Gõ lệnh osnap với lệnh tắt OS.
Tại hộp thoại Settings tích chọn ô Object Snap On để bật chế độ truy bắt điểm → tích chọn các chế độ cần sử dụng → nhấn Ok để hoàn thành thiết lập.
Thiết lập thông số góc với Polar tracking
Gõ lệnh Settings với lệnh tắt SE.
Tại thẻ Polar tracking tích chọn ô Polar tracking On để bật chế độ thiết lập thông số góc → nhập thông số góc cần thiết lập → nhấn Ok để hoàn thành thiết lập.
6. Các lệnh vẽ đường thẳng Line và Pline trong AutoCAD
Phím tắt L: Vẽ các đoạn thẳng rời rạc và nối liền nhau.
Sau khi gọi lệnh ta có thể vẽ đoạn thẳng bằng cách dùng chuột Pick chọn trực tiếp vị trí các điểm đầu mút của đoạn thẳng muốn vẽ. Và mỗi lần Pick như thế sẽ được 1 đoạn thẳng nối liền đoạn thẳng trước đó. Các đoạn thẳng này không lên kết nhau thành 1 khối liền khi chọn đối tượng.
Phím tắt: PL
Cũng giống như lệnh Line nhưng nó là các đường thẳng liên tiếp. Tất cả những đường thẳng đó là 1 đối tượng (1 khối liền) chứ không rời rạc.
7. Ghi kích thước theo phương dọc ngoặc ngang
Phím tắt DLI: Lệnh này cho phép dim kích thước theo phương dọc hoặc ngang
Ghi kích thước góc
Phím tắt: DAN: Lệnh này dùng để nghi kích thước góc
8. Các lệnh vẽ đường tròn
Phím tắc C: Vẽ đường tròn có tâm và bán kính hoặc đường kính
Phím tắt C: Lệnh 3 Point đi qua 3 điểm
Tại dòng nhắc này ta gõ 3P Specify center Point for circle or [3P/2P/Ttr]:
9. Lệnh Tan Tan Tan tiếp xúc 3 điểm
Ngoài phương pháp nhập qua 3 điểm như trên ta có thể dùng Menu (Draw\ Circle) để dùng phương pháp TAN, TAN, TAN để vẽ đường tròn tiểu xúc với 3 đối tượng.
10. Lệnh 2 Point đi qua 2 điểm
Phím tắt: C
Specify center Point for circle or [3P/2P/Ttr]:
Tại dòng nhắc này ta gõ 2P
11. Lệnh Tan Tan Radius
Phím tắt: C
Specify center Point for circle or [3P/2P/Ttr]:
Tại dòng nhắc này ta gõ TTR
12. Lệnh vẽ cung tròn
Chức năng: vẽ cung tròn theo các quy tắc khác nhau.
Phím tắt: ARC
-
3-Point: Qua 3 điểm
-
Start, Center, End: Điểm đầu, điểm tâm, điểm cuối
-
Start, Center, Angle: Điểm đầu, điểm tâm, góc ở tâm
-
Start, Center, Length: Điểm đầu, điểm tâm, khoảng cách điểm đầu và điểm cuối của cung
-
Start, End, Angle: Điểm đầu, điểm kết thúc, góc ở tâm
-
Start, End, Direction: Điểm đầu, điểm cuối, hướng
-
Start, End, Radius: Điểm đầu, điểm cuối, bán kính
-
Center, Start, End: Điểm tâm, điểm đầu, điểm cuối
-
Center, Start, Angle: Tâm, điểm đầu, góc ở tâm
-
Center, Start, Length: Tâm, điểm đầu, khoảng cách điểm đầu và điểm cuối của cung
-
Continue: Cung liên tiếp
-
Các lệnh vẽ đa giác
-
Các lệnh vẽ hình khác
-
Các lệnh hiệu chỉnh cơ bản
-
Các lệnh hiệu chỉnh tạo hình
-
Các hiệu ứng biến đổi và sao chép
-
Tô màu – ký hiệu cho miền đối tượng
-
Chèn văn bản và in ấn
Xem thêm: Cách sử dụng lệnh trên tại Giáo trình học AutoCAD 2D Cơ Bản
Bài Tập Thực Hành 2D - Tự Học AutoCAD có hướng dẫn trong giáo trình
Phần II – Hướng dẫn Thiết Kế Mô Hình Trong AutoCAD 3D trong Lộ trình tự học AutoCAD
1. Khởi động không gian 3D Modeling
Cách 1: Sử dụng mũi tên xổ xuống Workspace tại công cụ Quick Access Toolbar
Cách 2: Menu Workspace Switching trên thanh trạng thái.
Cách 3: Sử dụng template: acad3D.dwt, acadiso3D.dwt, acad -Named Plot Styles3D, or acadISO-Named, Plot Styles3D
2. Không gian làm việc 3D Modeling trong AutoCAD
Không gian làm việc 3D Modeling trong AutoCAD bao gồm dãy Ribbon với các công cụ hỗ trợ tạo và chỉnh sửa mô hình 3D. Tab Home là tab mặc định trên Ribbon, cho phép bạn truy cập nhanh vào các lệnh tạo và hiệu chỉnh khối solid, meshes, và quản lý hiển thị mô hình cũng như hệ tọa độ.
Một số tab khác được thêm vào như Solid, Surface, Mash và Render. Tab Solid chứa đựng những công cụ để tạo mô hình khối Solid, Tab Surface và Mesh được sử dụng để tạo mô hình surface và biên dạng phức tạp; Tab Visualize sử dụng để tạo hình ảnh hiện thực cho mô hình Solid và Surface
3. Giới thiệu hệ tọa độ trong không gian 3 chiều trong lộ trình học AutoCAD
Nếu trong bản vẽ hai chiều (2D) ta chỉ nhập tọa độ X và Y, thì trong bản vẽ ba chiều (3D) ta nhập thêm tọa độ theo trục Z. Hướng trục vuông góc với mặt phẳng XY và tuân theo quy tắc bàn tay phải.
Để nhập tọa độ điểm vào bản vẽ ba chiều ta có 5 phương pháp sau đây: - Trực tiếp dùng phím chọn (Pick) của chuột - Tọa độ tuyệt đối: (X,Y,Z) Nhập tọa độ tuyệt đối so với gốc tọa độ (0,0,0) - Tọa độ tương đối: (@X,Y,Z) Nhập tọa độ so với điểm được xác định cuối cùng nhất - Tọa độ trụ tương đối: (@dist
4. Cách quan sát mô hình 3D trong AutoCAD
Tại thẻ Home → View (tại đây ta có thể thiết lập để quan sát mô hình 3D)
5. Các kiểu hiển thị đối tượng trong AutoCAD
-
2D Wireframe: Hiển thị các đối tượng bằng đường và đường cong. Tối ưu hóa cho môi trường vẽ 2D với độ trung thực cao.
-
Conceptual: Hiển thị các đối tượng 3D bằng cách sử dụng bóng mượt và kiểu mặt Gooch chuyển đổi giữa các màu lạnh và ấm, thay vì tối và sáng. Hiệu ứng này kém thực tế hơn nhưng nó có thể làm cho các chi tiết của mô hình dễ nhìn hơn.
-
Hidden: Hiển thị các đối tượng 3D bằng cách sử dụng biểu diễn wireframe và ẩn các đường biểu thị mặt sau.
-
Realistic: Hiển thị các vật thể 3D bằng cách sử dụng vật liệu và bóng mịn. Shaded: Hiển thị các đối tượng 3D bằng cách sử dụng bóng mượt.
-
Shaded with Edges: Hiển thị các đối tượng 3D bằng cách sử dụng các cạnh mịn và có thể nhìn thấy được.
-
Shades of Gray: Hiển thị các đối tượng 3D bằng cách sử dụng các sắc thái mịn và màu xám đơn sắc. Sketchy: Hiển thị các đối tượng 2D và 3D với hiệu ứng được phác thảo bằng tay bằng cách sử dụng công cụ sửa đổi Đường mở rộng và cạnh Jitter.
-
Wireframe: Hiển thị các đối tượng 3D chỉ bằng đường và đường cong.
-
X-ray: Hiển thị các đối tượng 3D với độ trong suốt một phần.
6. Các hướng nhìn trong AutoCAD
-
Top: Hình chiếu bằng Bottom: Hình chiếu từ đáy
-
Left: Hình chiếu cạnh trái
-
Right: Hình chiếu cạnh phải
-
Front: Hình chiếu đứng
-
Back: Hình chiếu từ mặt sau
-
SW Isometric: Hướng Tây Nam
-
SE Isometric: Hướng Đông Nam
-
NE Isometric: Hướng Đông Bắc
-
NW Isometric: Hướng Tây Bắc
7. Xoay trục tọa độ trong AutoCAD
Phím tắt UCS: Xoay trục tọa độ theo phương bất kì Sau khi gọi lệnh ta chọn điểm đặt hệ tọa độ → lần lượt chọn hướng các trục X Y Z theo các phương chỉ định.
8. Lệnh tạo khối hợp trong AutoCAD
Phím tắt Box: Tạo khối hình hộp chữ nhật
9. Lệnh tạo khối trụ trong AutoCAD
Phím tắt CLY: Tạo khối hình trụ
10. Lệnh tạo khối nón trong AutoCAD
Phím tắt Cone: Tạo khối hình nón
-
Tạo khối chóp nón Sau khi gọi lệnh ta chọn tâm đường tròn làm mặt đáy (hoặc sử dụng các biến 2p, 3p, ttr để vẽ đường tròn) → nhập bán kính đáy → nhập chiều cao khối nón → enter
-
Tạo khối chóp nón có đáy là hình elip Sau khi gọi lệnh ta gọi biến E → vẽ mặt đáy hình elip → nhập chiều cao khối nón → enter
-
Tạo khối nón cụt Sau khi gọi lệnh ta vẽ mặt đáy khối nón → gọi biến T → nhập bán kính mặt đáy → nhập chiều cao khối nón → enter
Ngoài ra còn có một số lệnh tạo các khối trong lộ trình tự học AutoCAD như:
Sphere: Tạo khối cầu
Pyr: Tạo khối hình kim tự tháp
We: Tạo khối hình nêm
Tor: Tạo khối hình vòng xuyến
Polysolid: Tạo tường 3D (Polysolid)
Helix: Tạo đối tượng hình xoắn ốc
Ext: Tạo khối, bề mặt từ đối tượng 2D
11. Các lệnh tạo khối bề mặt
-
Lệnh tạo và hiệu chỉnh khối (Press Pull)
-
Các lệnh kết hợp hình khối
-
Các lệnh hiệu chỉnh cơ bản
Xem thêm: Cách sử dụng các lệnh trên tại Giáo trình học AutoCAD 3D cơ bản
Bài Tập Thực Hành 3D - Tự Học AutoCAD có hướng dẫn trong giáo trình
Áp Dụng Kiến Thức Tự Học AutoCAD Vào Dự Án Thực Tế
Trong lộ trình tự học AutoCAD, việc áp dụng kiến thức vào các dự án thực tế là bước quan trọng giúp bạn củng cố và nâng cao kỹ năng. Bắt đầu với các bài tập tổng hợp như thiết kế mô hình kiến trúc hoàn chỉnh (nhà ở, văn phòng) sẽ giúp bạn làm quen với việc triển khai ý tưởng trên bản vẽ.
Đồng thời, bạn cũng cần học cách tổ chức và quản lý bản vẽ hiệu quả bằng cách sử dụng Layout, thực hiện in ấn và xuất file đúng tiêu chuẩn. Những kỹ năng này không chỉ giúp bạn hoàn thiện khả năng thiết kế mà còn đảm bảo bản vẽ của bạn đạt chất lượng cao khi áp dụng vào công việc thực tế.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn nắm rõ lộ trình tự học AutoCAD cơ bản. Nếu muốn được giải đáp thắc mắc trực tiếp từ giảng viên, bạn có thể đến Trung Tâm Tin Học Sao Việt để đăng ký khóa học AutoCAD. Tại đây, bạn sẽ được hướng dẫn bởi đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp và nhận tài liệu tự học các khóa học khác như tự học Photoshop,và tự học Illustrator để nâng cao kỹ năng thiết kế và chỉnh sửa ảnh.
CHO ĐIỂM BÀI VIẾT NÀY