Tìm Kiếm Trả Về Giá Trị Cuối Cùng Trong Excel
Trong bài ngày hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tìm kiếm trả về giá trị cuối cùng trong Excel với 2 hàm rất thông dụng đó là hàm Lookup và Xlookup. Đây là công việc rất đơn giản và mang lại hiệu quả cực kỳ cao trong công việc.
Bạn có thể tải file thực hành tại đây.
Ví dụ ở đây mình có các sản phẩm từ Sinh Viên 1 đến Sinh Viên 3 và Doanh số của các ngày tương ứng. Giả sử ở đây mình muốn tìm Doanh số ngày gần nhất của bạn Sinh viên 3 có nghĩa là cái Doanh số của bạn Sinh viên 3 cuối cùng trong bảng.
Ở đây chúng ta không thể sử dụng hàm Vlookup vì hàm Vlookup sẽ trả về giá trị đầu tiên. Mình sẽ làm mẫu cho các bạn xem.
Ví dụ trong bài này sẽ là: =VLOOKUP(F4,C3:D15,2,0), trong đó F4 là vị trí ô đặt điều kiện tìm kiếm, C3:D15 là vùng chứa dữ liệu để tìm kiếm, 2 là thứ tự cột chứa dữ liệu trả về, còn 0 là trả về True.
Như vậy là hàm Vlookup không thể trả về giá trị cuối cùng. Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau sử dụng hàm Lookup và Xlookup để giải quyết công việc này và bắt đầu vào bài ngày hôm nay.
Hàm Xlookup
Các bạn lưu ý hàm Xlookup hiện tại chỉ có trên phiên bản Excel 365 các phiên bản khác sẽ không có.
Để sử dụng đầu tiên các bạn sẽ nhập cú pháp hàm =XLOOKUP(), trong đó thành phần đầu tiên là vị trí ô chứa giá trị tìm kiếm, thành phần thứ 2 là vùng dữ liệu chứa giá trị tìm kiếm, thành phần thứ 3 là vùng dữ liệu trả về các giá trị muốn tìm, thành phần thứ 3 là nếu như không có kết quả trả về thì các bạn có thể mở ngoặc kép và để lại 1 dòng thông báo rồi đóng ngoặc còn không thì các bạn phẩy tiếp để sang thành phần thứ 4 là tìm kiếm chính xác đã được chọn mặc định, các bạn có thể gõ 0 hoặc phẩy tiếp để sang thành phần cuối cùng, thành phần cuối cùng này các bạn có thể chọn 1 để nó tìm kiếm dữ liệu từ trên xuống và -1 là ngược lại, bài này chúng ta tìm giá trị cuối cùng nên chắc chắn chọn -1 để tìm từ dưới lên.
Ví dụ trong bài sẽ là: =XLOOKUP(F4,C3:C15,D3:D15,"Khong tim thay",,-1)
Hàm Lookup
Đầu tiên các bạn cũng gọi hàm bằng cách nhập =LOOKUP(), trong đó thành phần đầu tiên các bạn sẽ nhập 1 số bất kỳ lớn hơn 1 giúp mình (mình sẽ giải thích sau), thành phần thứ 2 là điều kiện tìm kiếm thì các bạn sẽ chọn vùng chứa điều kiện và = với vị trí ô chứa điều kiện, nhưng các bạn sẽ lấy 1/(thành phần 2) giúp mình (mình sẽ giải thích sau), thành phần cuối là vùng dữ liệu chứa giá trị trả về.
Ví dụ trong bài này sẽ là: =LOOKUP(2,1/(C4:C15=F4),D4:D15)
Bây giờ các bạn có thể nhấn chọn vào ô chứa hàm mới làm rồi vào thẻ Formulas rồi chọn Evaluate formulas để xem từng bước đã làm và bên cạnh đó mình sẽ giải thích các bước làm rõ hơn.
Các bạn tích vô Evaluate để xem từng bước. Mình sẽ bắt đầu giải thích. Đầu tiên nó sẽ làm ở thành phần thứ 2 nó sẽ bắt đầu tìm trong vùng dữ liệu đó những giá trị nào bằng với giá trị cần tìm, như bài của mình là tìm trong cột sản phẩm những ai là Sinh viên 3.
Sau đó nó sẽ bắt đầu gán các kết quả đúng là True còn sai là False rồi lấy 1 chia cho kết quả đó với True tương ứng với 1 còn False là 0.
Bây giờ nó sẽ trả về là 1 hoặc DIV/0 sau khi chia. Sau khi có kết quả nó sẽ bắt đầu tìm kiếm số 2 ở thành phần 1 trong cái chuỗi kết quả mới chia ở thành phần 2 ban nãy, thuật toán của nó là nó sẽ tìm cho đến khi nào thấy giá trị bằng 2 thì dừng còn nếu không tìm thấy nó sẽ lấy kết quả tìm kiếm cuối cùng và rồi trả về dữ liệu tương ứng ở thành phần 3.
Các bạn lưu ý DIV/0 tức là False/0 tương ứng 0/0 là giá trị vô cùng và không hợp lệ nên nó sẽ không được tính là 1 kết quả tìm kiếm. Và số 2 được lựa chọn để làm sao trong dãy đó không thể tìm thấy được thì mình mới có thể lấy được kết quả cuối cùng theo thuật toán nên các bạn có thể lựa chọn 1 số bất kỳ lớn hơn 1 là được.
Chúc các bạn thành công.
Video hướng dẫn
CHO ĐIỂM BÀI VIẾT NÀY