Tin Học 10 - Kết Nối Tri Thức - Bài 4: Hệ Nhị Phân Và Dữ Liệu Số Nguyên

Chào các bạn học sinh, nhằm cung cấp những kiến thức hiệu quả về tin học lớp 10 cho các bạn giúp cho các em học sinh dễ dàng tiếp cận nhanh tin học, thông tin xử lý trong máy tính hiện đại để vận dụng trong chương trình Tin Học. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết Tin Học 10 - Kết Nối Tri Thức - Bài 4: Hệ Nhị Phân Và Dữ Liệu Số Nguyên. Hãy cùng mình tham khảo bên dưới!

Video hướng dẫn

Mục tiêu bài học

  • Hiểu rõ về hệ nhị phân.
  • Biết được cách biểu diễn dữ liệu số nguyên trong máy tính.

1. Hệ nhị phân và biểu diễn số nguyên

a. Hệ nhị phân

Hệ nhị phân là hệ sử dụng hai ký tự 0 và 1 để biểu diễn các số của hệ đếm.

Ví dụ: 011,1010,11000111,1010,..

Lưu ý: Khi cần phân biệt số được biểu diễn trong hệ đếm nào người ta viết cơ số hàm chỉ số dưới như 1910 hay 100112.

b. Đổi biểu diễn số nguyên dương từ hệ thập phân sang hệ nhị phân

Biểu diễn số thập phân sang nhị phân

hình chuyển đổi số thập phân sang nhị phân

25 = 110012.

Biểu diễn số nhị phân sang thập phân

Ví dụ:

Đổi dãy số 11001sang hệ thập phân:

Số thập phân 1 1 0 0 1
Số thứ tự 4 3 2 1 0

Từ hình trên rút ra: 1x24+ 1x23 + 0x22 + 0x21 + 1x20 = 25.

c. Biểu diễn số nguyên trong máy tính

  • Số nguyên không dấu

Ví dụ 1:

Dựa vào phép chuyển đối từ số thập phân sang nhị phân, ta có số 25 = 11001. Đối với dãy số nhị phân được đổi thì ta chỉ cần sử dụng 1 byte = 8 bit. Vì vậy ta phải thêm 3 số 0 phía trước số nhị phân để đủ đó là 00011001.

Được viết lại là:

25 = 11001
      = 00011001 (1 byte)

   

Ví dụ 2: 

Dựa vào phép chuyển đổi từ số thập phân sang nhị phân, ta có số 450 = 111000010. Đối với dãy số nhị phân được đổi này chứa 9 số vì vậy ta không thể sử dụng 1 byte được mà sẽ tăng thêm là 2 byte = 16bit. Vì vậy ta phải thêm 7 số 0 ở phía trước số nhị phân để đủ 16 bit = 0000000111000010.

450 = 111000010

       = 0000000111000010 (2 byte)

  •     Số nguyên có dấu

Ví dụ: Ta có số:

+      25            = +25 

 0     0011001  = 00011001

Ví dụ 2: Ta có số:

-   25           =  - 25

1  0011001  = 10011001

2. Các phép tính số học trong hệ nhị phân

a. Bảng cộng và nhân trong hệ nhị phân

x y x+y x*y
0 0 0 0
0 1 1 0
1 0 1 0
1 1 10 1

Lưu ý: 1 + 1 = 10 sẽ được ghi là bằng 0 nhớ 1.

b. Cộng hai số nhị phân

Được thực hiện tương tự như trong hệ thập phân và phép tính được thực hiện từ trái sang phải.

x y x+y x*y
0 0 0 0
0 1 1 0
1 0 1 0
1 1 10 1

hình thực hiện phép cộng

c. Nhân hai số nhị phân

hình thực hiện phép tính nhân

Bài tập vận dụng

Bài 1: Chuyển đổi các số sau sang số nhị phân

a) 17

b) 28

c) 13

d) 20

Bài 2: Chuyển đổi các số sau sang số thập phân.

a) 10101

b) 1100

c) 10110

d) 11101

Bài 3: Thực hiện các phép tính sau:

a) 11001 + 1100

b) 10101 + 1000

c) 10011 x 101

d) 11001 x 1010

Bài 4: Đâu là phép đổi đúng khi đổi số 1510 sang hệ nhị phân?

a. 11112

b. 1112

c. 101102

d. 11111112

 Vậy là mình đã hoàn thành xong Bài 4: Hệ Nhị Phân Và Dữ Liệu Số Nguyên, mời bạn sang tiếp Bài 5: Dữ Liệu Logic.

Xem thêm:

Trung Tâm Tin Học

Khóa Học Tin Học văn Phòng

Trung Tâm Tin Học Tại TP HCM

CHO ĐIỂM BÀI VIẾT NÀY

vote data
Danh sách trung tâm

HÌNH ẢNH HỌC VIÊN

hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt