Tin Học PyThon 11 - Bài 4: Một Số Kiểu Dữ Liệu Chuẩn

Chào các bạn học sinh, nhằm cung cấp những kiến thức hiệu quả về tin học Python cho các bạn giúp cho các em học sinh dễ dàng tiếp cận nhanh ngôn ngữ Python để vận dụng trong chương trình Tin Học. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết Tin học Python cơ bản lớp 11. Hãy cùng mình tham khảo bên dưới!

Danh sách bài học

Bài 1: Khái Niệm Lập Trình Và Ngôn Ngữ Lập Trình

Bài 2: Các Thành Phần Của Ngôn Ngữ Lập Trình

Bài 3: Cấu trúc chương trình

Bài 4: Một Số Kiểu Dữ Liệu Chuẩn

Bài 5: Khai Báo Biến

Bài 6: Phép Toán, Biểu Thức, Câu Lệnh Gán

Bài 7: Các Thủ Tục Chuẩn Vào Ra Đơn Giản

Bài 8: Soạn Thảo, Dịch, Thực Hiện Và Hiệu Chỉnh Chương Trình

Bài 9: Cấu Trúc Rẽ Nhánh

Bài 10: Cấu Trúc Lặp

Bài 11: Thực Hành Cấu Trúc Rẽ Nhánh

Bài 12: Thực Hành Cấu Trúc Lặp

Bài 13: Kiểu Dữ Liệu Danh Sách (Phần 1)

Bài 14: Kiểu Dữ Liệu Danh Sách (Phần 2)

Bài 15: Kiểu Dữ Liệu Danh Sách (Phần 3)

Bài 16: Kiểu Dữ Liệu Chuỗi

Bài 17: Kiểu Dữ Liệu Chuỗi (Phần 2)

Bài 18: Kiểu Dữ Liệu Chuỗi (Phần 3)

Bài 19: Thực Hành Kiểu Dữ Liệu Danh Sách

Bài 20: Thực Hành Kiểu Dữ Liệu Kiểu Chuỗi

Bài 21: Thao Tác Với Tệp

Video hướng dẫn

Khi cần lập trình cho bài toán như vậy, người lập trình sử dụng các kiểu dữ liệu đó thường gặp một số hạn chế nhất định phụ thuộc vào các yếu tố như dung lượng bộ nhớ, khả năng xử lý của cpu. Vì vậy, mỗi ngôn ngữ lập trình thường cung cấp các kiểu dữ liệu chuẩn cho biết phạm vi giá trị có thể lưu trữ dung lượng bộ nhớ cần thiết để lưu trữ và các phép toán tác động lên dữ liệu. Trong bài này, mình sẽ tìm hiểu về các kiểu dữ liệu chuẩn trong ngôn ngữ lập trình Python. 

Mục tiêu bài học:

  • Biết một số kiểu dữ liệu chuẩn: Số nguyên, số thực, số phức, chuỗi, loogic,...
  • Xác định được kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản.
  • Trong Python có tổng 5 kiểu dữ liệu chuẩn gồm: Kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu số phức, kiểu chuỗi, kiểu Logic.

1. Kiểu nguyên:

Hay còn được gọi là kiểu số nguyên. Kí hiệu là: int.

Đây là kiểu không giới hạn số ký tự mà chỉ phụ thuộc vào bộ nhớ máy tính.

Không chứa dấu thập phân, có thể lưu các số nguyên âm và dương.

Ví dụ: Các số: 1,2,-3,112,-121,...

Khi gán một giá trị là số nguyên cho một biến thì biến đó tự động được gán kiểu số nguyên.

Ví dụ: 

Biến a = 5.5. Tuy nhiên để trả về kết quả số nguyên, bạn cần phải ép kiểu sang số nguyên bằng cách:

a = int(5.5)

Khi in ra kết quả của biến a: print(a) sẽ trả về kết quả giá trị kiểu số nguyên (int): 5

ví dụ về ép kiểu

Trong trường hợp nếu biến mang kiểu số nguyên rồi thì bạn không cần thêm Int ở trước để ép kiểu mà chạy ra là được thôi nhé!

Ví dụ: Cho biến b = 34

Dùng hàm Print để in ra: print(b), ta được kết quả trả về là giá trị kiểu nguyên: 34

trường hợp không cần ép kiểu nguyên

2. Kiểu thực

Hay còn được gọi là kiểu số thực. Kí hiệu là Float.

Trong Python có giới hạn tối đa 15 chữ số phần thập phân.

Là kiểu có chứa chứa dấu chấm thập phân.

Ví dụ: 3.4, -3.4, 5.2,....

Khi gán một giá trị là số thực cho một biến thì biến đó tự động được gán kiểu số thực.

Ví dụ: Mình gán giá trị b = 5. Vì biến a mang kiểu giá trị Float, nên khi gán biến 5 thì sẽ phải ép kiểu số thực, bằng cách: b = (float)5

Khi bạn in ra: print(b) thì kết quả sẽ trả về giá trị kiểu float 5.0

hình ép kiểu sang số thực

b = 6.6

Bản chất của biến b mang kiểu dữ liệu Float rồi nên khi in ra sẽ hiển thị kết quả mang kiểu dữ liệu Float.

chương trình ép kiểu sang số thực

3. Kiểu số phức

Một số phức(complex) có dạng a + bj. Trong đó a,b là các số thực, a được gọi là phần thực, b gọi là phần ảo.

Ví dụ 1: z = 2 + 3j thì 2 là phần thực, 3 là phần ảo (j là từ khóa để đánh dấu phần ảo).

Để chạy ra kết quả hiển thị phần thực và phần ảo trong số phức ở chương trình python, cú pháp như sau:

  • Phần thực: Tên biến + "." + real
  • Phần ảo: Tên biến + "." + imag

chương trình in ra thành phần số phức

Ngoài ra, bạn còn có thể viết số phức theo dạng complex(a,b) thì a là phần thực và b là phần ảo.

Ví dụ: 

Cho chương trình z = complex(3,4)

và để chạy in ra kết quả phần thực phần ảo, bạn cũng sử dụng cú pháp như trên:

  • Phần thực: Tên biến + "." + real
  • Phần ảo: Tên biến + "." + imag

Chương trình:

z = complex(4,5)
print("Phần thực là: ",z.real)
print("Phần ảo là: ",z.imag)

chương trình dạng 2 số phức

4. Kiểu chuỗi

Đây là kiểu kí hiệu là str.

Kiểu thường để trong nháy đôi hoặc nháy đơn.

Ví dụ: "Tin Học Sao Việt", 'Tin Học Sao Việt'

Một ký tự là một xâu có độ dài bằng 1. Kiểu xâu(kiểu chuỗi) không giới hạn độ dài.

Python cung cấp các hàm chr() và ord() để lấy vị trí của ký tự trong bảng mã Unicode và ngược lại.

Ví dụ: Để trả về vị trí của ký tự 'Â' và vị trí của số 194 trong bảng mã Unicode, bạn sẽ gõ:

print(ord('Â'))
print(chr(194))

chương trình in ra kiểu chuỗi python

5. Kiểu Logic

Đây là kiểu sẽ trả về giá trị là True hoặc False.

Ví dụ: T = true
        U = False

Ngoài ra, Python còn có các kiểu dữ liệu: List, Tuple, range, dict, set, frozenset, bytes, bytearray, memoryview,...

Vậy là mình đã hoàn thành xong bài 4, tiếp theo bạn sẽ sang tiếp Bài 5: Khai báo biến.

CHO ĐIỂM BÀI VIẾT NÀY

vote data
Danh sách trung tâm

HÌNH ẢNH HỌC VIÊN

hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt