Tổng Hợp Các Hàm Đơn Giản Chỉ Có Trên Excel 365

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn cho các bạn các lệnh đơn giản chỉ có trên Excel 365, các lệnh sẽ được hướng dẫn trong bài này gồm Unique, Sort, Sequence, Filter, Xlookup, Xmatch. Hãy cùng mình tìm hiểu nhé!

Video thực hành các hàm trong Excel 365

Unique

Ý nghĩa: Hàm UNIQUE trả về danh sách các giá trị duy nhất trong một danh sách hoặc dải ô. Giá trị cần lọc duy nhất có thể ở dạng text, dạng số, dạng   ngày tháng, dạng thời gian, …

Cú pháp: UNIQUE (array, [by_col], [exactly_once])

Trong đó:

  • array: 1 vùng, cột hoặc hàng mà bạn cần lọc ra những giá trị duy nhất.
  • [by_col]: tham số không bắt buộc, giá trị mặc định là FALSE – sắp xếp theo hàng, TRUE – sắp xếp theo cột.
  • [occurs_once]: tham số không bắt buộc, giá trị mặc định là FALSE – lọc lấy ra đại diện mỗi giá trị 1 lần; TRUE – lọc lấy ra giá trị chỉ xuất hiện 1 lần duy nhất trong array

Ví dụ:

Tại ô J4 bạn nhập công thức: =UNIQUE(F4:F26)

Trong đó: F4:F26 là phạm vi bạn muốn lọc ra giá trị duy nhất.
                                                                                           

Hàm Unique

Sort

Ý nghĩa:

    Hàm Sort có tác dụng lọc các dữ liệu theo mảng.

Cú pháp:

    SORT(array, [sort_index], [sort_order], [by_col]) 

Trong đó: 

  • array: là mảng dữ liệu cần sắp xếp (có thể gồm nhiều dòng, nhiều cột nhưng phải liên tục).
  • sort_index: tiêu chuẩn sắp xếp theo cột hay dòng thứ mấy trong mảng dữ liệu (nhập số cụ thể, không bắt buộc). Mặc định là cột/dòng đầu tiên.
  • sort_order: thứ tự sắp xếp theo tăng dần hay giảm dần. Không bắt buộc, mặc định là tăng dần.
  • by_col: sắp xếp theo cột hay theo dòng. Không bắt buộc, mặc định là theo cột.

Ví dụ: 

    Tại ô I5 bạn nhập công thức =SORT(H5:H9,1,1)

    Trong đó:

        H5:H9: Là phạm vi bạn muốn sắp xếp.

        1: Tiêu chuẩn sắp xếp theo dòng thứ nhất.

        1: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần.

Hình Sort

Sequence

Ý nghĩa: 

    Hàm SEQUENCE cho phép bạn tạo một danh sách các số liên tiếp trong một mảng, chẳng hạn như 1, 2, 3, 4.

Cú pháp: 

    SEQUENCE(rows, [columns], [start], [step]).
    
Trong đó: 

    rows: Số hàng cần điền.

    columns: Số cột cần điền. Nếu bỏ qua, mặc định là 1 cột.

    start: Số bắt đầu trong chuỗi. Nếu bỏ qua, mặc định là 1.

    step: Gia số cho mỗi giá trị tiếp theo trong chuỗi. Nó có thể là tích cực hoặc tiêu cực.

        Nếu dương, các giá trị tiếp theo sẽ tăng lên, tạo ra một chuỗi tăng dần.
        Nếu âm, các giá trị tiếp theo sẽ giảm, tạo ra một chuỗi giảm dần.
        Nếu bị bỏ qua, bước này sẽ được mặc định là 1.

Ví dụ:

    Để đặt số vào một cột:
    
    Tại ô F6 bạn sẽ nhập công thức sau: =SEQUENCE(20).
    
                                                                                       Hinh sequence một cột

    Để đặt các số trong nhiều hàng:
    
  Bạn muốn điền 2 hàng và 9 cột thì bạn sẽ nhập như sau:
    
    Tại ô D3 bạn nhập công thức sau: =SEQUENCE(2,9).
    
                                                                                    Hình sequence nhiều hàng

Filter

Ý nghĩa: 

    hàm FILTER giúp bạn dễ dàng tìm kiếm và lọc dữ liệu theo một hoặc nhiều điều kiện đưa ra.
    
Cú pháp:
    
    =FILTER(array,include,if_empty).
    
Trong đó:

    Array (bắt buộc): Vùng dữ liệu cần lọc.
    
    Include (bắt buộc): Điều kiện lọc và cột dữ liệu cần lọc.
    
    If_empty (không bắt buộc): Kết quả trả về trong trường hợp không có giá trị thỏa mãn điều kiện.

Ví dụ:

    Tại ô F1 bạn nhập công thức sau: =FILTER(A2:D24,B2:B24="FoodShop").                                     

Hình Filter

Xlookup

Ý nghĩa: 

    Hàm Xlookup dùng để dò tìm dữ liệu trong một bảng, phạm vi là theo hàng dọc, hàng ngang và trả về dữ liệu tương ứng.
    
Cú pháp: 
    
    Xlookup(lookup_value,lookup_array,return_array, [if_not_found], [match_mode],[search_mode])
    
Trong đó: Lookup_value: Giá trị cần dò tìm, có thể điền giá trị vào trực tiếp hoặc tham chiếu tới một ô trên bảng tính.

          Lookup_array: Mảng hoặc dải ô cần tìm kiếm
          
          return_array: Mảng hoặc dải ô cần trả về.
          
          [If_not_found]: Khi không tìm thấy kết quả khớp hợp lệ, hãy trả về văn bản [if_not_found] mà bạn cung cấp.
          
          [Match_mode]: Xác định kiểu khớp:

  •                     0: Kết quả khớp chính xác. Nếu không tìm thấy, trả về #N/A. Đây là tùy chọn mặc định.
  •                    -1: Kết quả khớp chính xác. Nếu không tìm thấy mục nào, hãy trả về mục nhỏ tiếp theo.
  •                     1: Kết quả khớp chính xác. Nếu không tìm thấy mục nào, hãy trả về mục lớn hơn tiếp theo.
  •                     2: Một kết quả khớp ký tự đại diện trong đó *, ?, và ~ có ý nghĩa đặc biệt.

                    
          [Search_mode]: Chỉ định chế độ tìm kiếm để sử dụng:

  •                         1: Thực hiện tìm kiếm bắt đầu từ mục đầu tiên. Đây là tùy chọn mặc định.
  •                        -1: Thực hiện tìm kiếm đảo ngược bắt đầu từ mục cuối cùng.
  •                         2: Thực hiện tìm kiếm nhị phân dựa vào lookup_array sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Nếu không sắp xếp, kết quả không hợp lệ sẽ được trả về.
  •                        -2: Thực hiện tìm kiếm nhị phân dựa vào lookup_array được sắp xếp theo thứ tự giảm dần. Nếu không sắp xếp, kết quả không hợp lệ sẽ được trả về.

Ví dụ: 

Tại ô H4 bạn điền công thức như sau: =XLOOKUP(H3,B3:B6,C3:C6)

  Trong đó:

   H3: Giá trị dò tìm là SUZUKI
        
    B3:B6 Vùng chứa giá trị dò tìm ở đây mình bôi đen cột Hãng sản xuất.
        
    C3:C6 Trả về giá trị cần tìm trong cột Mã hàng.
                                                                               

Hình hàm Xlookup

Xmatch

Ý nghĩa: Hàm XMATCH tìm một mục đã xác định trong một mảng hoặc phạm vi ô, rồi trả về vị trí tương đối của mục đó. 
    
Cú pháp:  XMATCH(lookup_value, lookup_array, [match_mode], [search_mode])  

Trong đó:
    lookup_value: Giá trị tra cứu.

    lookup_array: Mảng hoặc dải ô cần tìm kiếm.
    
    [match_mode]: Xác định kiểu khớp:

  •             0: Kết quả khớp chính xác (mặc định).
  •            -1: Kết quả khớp chính xác hoặc mục nhỏ nhất tiếp theo.
  •             1: Kết quả khớp chính xác hoặc mục lớn nhất tiếp theo.
  •             2: Một kết quả khớp ký tự đại diện trong đó *, ?, và ~ có ý nghĩa đặc biệt.    

    [Search_mode]: Xác định kiểu tìm kiếm:

  •             1: Tìm kiếm đầu tiên đến cuối cùng (mặc định).
  •            -1: Tìm kiếm lần cuối thành đầu tiên (đảo ngược tìm kiếm).
  •             2: Thực hiện tìm kiếm nhị phân dựa vào lookup_array sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Nếu không sắp xếp, kết quả không hợp lệ sẽ được trả về.  
  •            -2: Thực hiện tìm kiếm nhị phân dựa vào lookup_array được sắp xếp theo thứ tự giảm dần. Nếu không sắp xếp, kết quả không hợp lệ sẽ được trả về.

Ví dụ:

  Tại ô I3 bạn nhập công thức như sau: =XMATCH(I2,E3:E11)
    
  Trong đó: 
    
    I2: Giá trị tra cứu là: Trường Mầm non Cá Vàng.
        
    E3:E11: Cột Ten KH chứa giá trị tra cứu.
                                                                                                

Hình Xmatch

Như vậy, mình đã hướng dẫn xong cho các bạn các lệnh đơn giản chỉ có trên excel 365. Chúc các bạn thực hiện thành công và đừng quên đánh giá bài viết nhé! 

CHO ĐIỂM BÀI VIẾT NÀY

vote data
Danh sách trung tâm

HÌNH ẢNH HỌC VIÊN

hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt