Video Hướng Dẫn Tự Học Kế Toán Bài 3: Hạch Toán Kế Toán
Hạch toán kế toán là một nghiệp vụ thiết yếu trong quá trình quản lý tài chính của bất kỳ doanh nghiệp nào. Không chỉ dừng lại ở việc ghi chép các giao dịch kinh tế, hạch toán kế toán còn bao gồm cả việc phân tích, xử lý và báo cáo thông tin tài chính một cách chính xác và chi tiết. Dưới đây sẽ là Video hướng dẫn Bài Số 3: Hạch Toán Kế Toán mà kế toán Sao Việt gửi đến các bạn.
CHƯƠNG 2: HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
Nội Dung Nghiên Cứu:
1) Xác đối tượng và sự biến động tăng giảm trong 1 nghiệp vụ kinh tế phát sinh
a) Xác các đối tượng kế toán
b) Xác định sự biến động tăng giảm của các đối tượng
2) Hạch toán kế toán
a) Khái niệm
b) Nguyên tắc hạch toán kế toán
c) Một số lưu ý khi hạch toán kế toán
d) Tài khoản chữ T
1) XÁC ĐỐI TƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG TRONG 1 NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH
a) Xác các đối tượng kế toán
● Học viên cần xác định chính xác các đối tượng phản ánh trong 1 nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
● Học viên cần chuẩn hóa đối tượng theo Danh mục hệ thống tài khoản kế toán.
b) Xác định sự biến động tăng giảm
● Học viên cần xác định được sự biến động của đối tượng tăng hay giảm
Ví dụ: Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ Tiền mặt
- Có hai đối tượng kế toán là Tiền gửi NH (112) và Tiền mặt (111)
- Tiền gửi NH giảm do rút ra, Tiền mặt tăng do được nhập thêm
HẠCH TOÁN TRONG KẾ TOÁN
a) Khái niệm
● Hạch toán kế toán là việc thu nhận, xử lý và cung cấp một cách hệ thống các thông tin có tính thường xuyên,
liên tục về các hoạt động kinh tế - tài chính của một đơn vị cụ thể trong phạm vi thời gian nhất định.
● Vì đối tượng nghiên cứu cơ bản của kế toán là tài sản và sự vận động của tài sản nên về cơ bản, hạch toán kế
toán phản ánh tình hình tài sản hiện có và những biến động của tài sản khi đơn vị thực hiện các hoạt động
kinh tế - tài chính.
b) Nguyên tắc hạch toán kế toán
● Để biểu thị sự tăng giảm của đối tượng, sử dụng thuật ngữ Nợ hoặc Có để thay thế
● Các tài khoản có đầu số hiệu 1, 2, 6, 8: Tăng ghi Nợ, Giảm ghi Có
● Các tài khoản có đầu số hiệu 3, 4, 5, 7, 9: Tăng ghi Có, Giảm ghi Nợ
● Trong 1 NV kinh tế phát sinh, tổng Nợ = tổng Có
→ Lưu ý: Tài khoản 214 có đầu số hiệu là 2 nhưng Tăng ghi Có, Giảm ghi Nợ
c) Một số lưu ý
● Nợ ghi trước, Có ghi sau
● Dòng ghi Có nên thụt vào so với dòng ghi Nợ
● Giữa các nghiệp vụ phát sinh nên cách nhau 1 dòng trắng
Tài khoản chữ T
● Bên trái quy định là Nợ
● Bên phải quy định là Có
● Ở giữa là số hiệu tài khoản
Video Hướng Dẫn Tự Học Kế Toán Bài 3: Hạch Toán Kế Toán
Bài tập 5: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau (đvt: triệu đồng).
1. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 10.000
2. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 30.000
3. Xuất quỹ tiền mặt mua 1 số công cụ nhập kho 5.000
4. Xuất quỹ tiền mặt trả nợ vay ngân hàng 30.000
5. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 20.000
6. Vay Ngân hàng 20.000 trả nợ nhà cung cấp
7. Mua một số nguyên liệu trị giá 25.000 chưa trả tiền người bán
8. Được Nhà nước cấp một TSCĐ hữu hình trị giá 50.000
9. Dùng lợi nhuận chưa phân phối bổ sung nguồn vốn kinh doanh 25.000
CHO ĐIỂM BÀI VIẾT NÀY