Tin Học 10 - Kết Nối Tri Thức - Bài 1: Thông Tin Và Xử Lí Thông Tin

Chào các bạn học sinh, nhằm cung cấp những kiến thức hiệu quả về tin học lớp 10 cho các bạn giúp cho các em học sinh dễ dàng tiếp cận nhanh tin học, thông tin xử lý trong máy tính hiện đại để vận dụng trong chương trình Tin Học. Trong bài viết này Tin Học Sao Việt sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết Tin Học 10 - Kết Nối Tri Thức - Bài 1: Thông Tin Và Xử Lí Thông Tin. Hãy cùng tham khảo bên dưới!

Video hướng dẫn Bài 1: Thông Tin Và Xử Lý Thông Tin

Mục tiêu bài học

  • Hiểu được cách chuyển đổi các đơn vị lưu trữ dữ liệu.
  • Hiểu và phân biệt được thông tin và dữ liệu.
  • Tìm ra ưu điểm của việc lưu trữ, xử lý và truyền thông tin bằng thiết bị số.

1. Thông tin và dữ liệu

a. Quá trình xử lí thông tin

Ví dụ 1: Khi trên đường có biển báo cấm xe máy, thì khi đó bạn cũng sẽ nhận ra rằng đường này mình sẽ không được đi xe máy vào.

Ví dụ 2: Trong bản tin thời tiết có nêu ra ở TP. Hồ Chí Minh nhiệt độ vào ngày mai là 39 độ C. Khi nghe tới nhiệt độ cao vậy thì bạn biết là thời tiết vào ngày mai của TP. Hồ Chí Minh rất là nóng.

Qua hai ví dụ trên, thì bạn sẽ chia ra: Dữ liệu sẽ bao gồm biển báo cấm xe máy và 39 độ C, thông tin là không đi được vào đường này và thời tiết vào ngày mai của TP. Hồ Chí Minh rất là nóng.

Từ đó rút ra được:

Dữ liệu bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh,.....

Thông tin là sự hiểu biết của con người, là tất cả những gì mang lại cho chúng ta hiểu biết.

Máy tính là công cụ hỗ trợ cho con người trong quá trình nhận thức.

Quá trình xử lí thông tin bao gồm:

Bước 1: Tiếp nhận dữ liệu

Đây là bước thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài vào máy tính thông qua thiết bị đầu vào. 

Máy tính tiếp nhận dữ liệu theo hai cách:

Từ các thiết bị, ví dụ tập hình ảnh từ máy quét, máy scan là dữ liệu.

Từ bàn phím do con người nhập, ví dụ khi soạn thảo văn bản,...Thường những thông tin người nhập vào sẽ chuyển thành dữ liệu.

Bước 2: Xử lí dữ liệu

Bao gồm những thông tin ban đầu trong bộ nhớ máy tính: Biến đổi, phân tích, tổng hợp, tra cứu,... để tạo ra dữ liệu mới theo những thông tin mong muốn.

Bước 3: Đưa ra kết quả

Đây là quá trình trái ngược với quá trình ban đầu, máy tính sẽ trao đổi các thông tin sang thế giới thực thông qua thiết bị đầu ra. Và đưa ra kết quả theo 2 cách:

Dữ liệu sẽ hiển thị dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh,...

Lưu dữ liệu lên một vật mang tin như thẻ nhớ,..hoặc có thể chuyển vào một hoạt động xử lí khác từ dữ liệu đầu vào.

b. Phân biệt dữ liệu và thông tin

Đặc điểm phân biệt giữa dữ liệu và thông tin:

Cơ sở để so sánh Dữ liệu Thông tin
Khái niệm Dữ liệu có nghĩa là dữ liệu được thu thập về một người nào đó hoặc một cái gì đó, là sự thật và ngẫu nhiên Là sự kiện, liên quan đến một sự kiện hoặc chủ đề cụ thể, được tinh chỉnh bằng cách xử lý được gọi là thông tin.
Biểu thị Văn bản và số Dữ liệu tinh chế
Dựa trên Ghi chép và quan sát Phân tích
Hình thức Không có tổ chức Có tổ chức
Hữu ích Có thể hữu ích hoặc không Luôn luôn
Độc lập Không
Phụ thuộc Không phục thuộc vào thông tin Không có dữ liệu, thông tin không thể được xử lý

- Nhiều dữ liệu sẽ mang cùng một thông tin.

Ví dụ: Ta có dữ liệu bao gồm: Giáo án, bài giảng, tài liệu giảng dạy môn toán. Tất cả dữ liệu này đều mang một thông tin về môn toán.

- Cùng một dữ liệu có thể mang nhiều thông tin khác nhau.

Ví dụ: Dữ liệu: Tiếng trống

Thông tin sẽ là: Tiếng trống trong trường học thì báo hiệu giờ ra chơi, giờ vào lớp, tan học,... hoặc tiếng trống trên sân vận động cổ vũ tinh thần thi đấu của vận động viên.

- Thông tin có tính toàn vẹn.

+ Nếu có dữ liệu đầy đủ, thông tin sẽ được hiểu đúng.

+ Nếu thiếu dữ liệu, thông tin có thể bị hiểu sai hoặc không xác định được thông tin.

Ví dụ: Nhiệt độ trong ngày ở TP. Hồ Chí Minh

Sáng Trưa Chiều Tối
24 độ C 32 độ C 28 độ C 32 độ C

Để tính nhiệt độ trung bình trong ngày của TP. Hồ Chí Minh, ta có công thức: (24+32+28+32)/4 = 29 độ C (Thời tiết nóng). Đây được gọi là dữ liệu đầy đủ.

Lưu ý: 

  • Trong tin học, dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính để máy tính có thể nhận biết và xử lý được.
  • Thông tin là ý nghĩa của dữ liệu. Dữ liệu là các yếu tố thể hiện và xác định thông tin.
  • Thông tin và dữ liệu có tính độc lập tương đối: 1 thông tin có chứa nhiều loại dữ liệu và 1 dữ liệu có mang nhiều thông tin khác nhau.

2. Đơn vị lưu trữ dữ liệu

Dữ liệu là một dạng thông tin có trong máy tính. Để đo lượng dữ liệu máy tính có nhiều hay ít, bạn sẽ sử dụng những đơn vị đo lường cơ bản nhất sẽ là Bit hoặc Byte,...

đơn vị lưu trữ dữ liệu

Một số đơn vị dữ liệu:

Đơn vị Kí hiệu Lượng dữ liệu
bit bit 1 bit
Byte B 8 bit
Kilobyte KB 2 mũ 10 B
Megabyte MB 2 mũ 10 KB
Gigabyte GB 2 mũ 10 MB
Terabyte TB 2 mũ 10 GB
Petabyte PB 2 mũ 10 TB
Exabyte EB 2 mũ 10 PB
Zettabyte ZB 2 mũ 10 EB
Yottabyte YB 2 mũ 10 ZB

3. Lưu trữ, xử lí và truyền thông bằng thiết bị số

Thiết bị số là những thiết bị làm việc với thông tin số như lưu trữ, truyền dữ liệu hay xử lí thông tin số.

Ví dụ: Bộ thu phát wifi, thẻ nhớ, máy tính xách tay,... Những thiết bị được liệt kê trên được gọi là thiết bị số.

Giải thích:

Thẻ nhớ là thiết bị sẽ lưu trữ dữ liệu số, bộ thu phát wifi là thiết bị sẽ truyền dữ liệu số, máy tính xách tay là thiết bị xử lý dữ liệu số.

Chức năng của thiết bị số:

  • Lưu trữ: Thông tin lưu trữ trên thiết bị số lớn.

Ví dụ: Một đĩa cứng chứa khoảng 2 TB thì sẽ chứa một khối lượng thông tin ngang với thư viện sách trường học.

Tìm kiếm thông tin dễ dàng và nhanh chóng.

Đối với các dữ liệu số, bạn có thể sẽ lưu ở dạng tệp, văn bản, hình ảnh và khi tìm kiếm bạn chỉ cần tìm kiếm trên thanh tìm kiếm để tìm dữ liệu số bạn muốn.

  • Xử lí:

Máy tính sẽ xử lí thông tin với tốc độ nhanh và chính xác.

Khi bạn xử lí (thêm, xóa, sửa,....) file, thư mục bất kì trong máy tính thì bạn sẽ chọn vào file thư mục đó, nhấn Delete để xóa, Add để thêm vào,... thì lập tức máy tính sẽ xử lí nhanh dữ liệu.

  • Truyền thông:

Thông tin được truyền bá với tốc độ cao.

Có thể tương tác với nhau trên mạng xã hội một cách nhanh chóng.

Ưu điểm của thiết bị số

  • Giúp xử lý thông tin rất nhanh với độ chính xác cao.
  • Có khả năng chứa dữ liệu với dung lượng lớn, giá rẻ và tìm kiếm nhanh và dễ dàng.
  • Có khả năng truyền tin với tốc độ lớn.
  • Giúp thực hiện tự động nhiều công việc một cách chính xác, chi phí thấp.

Bài tập vận dụng

1. Định nghĩa nào về Byte là đúng?

A. Là một ký tự

B. Là đơn vị dữ liệu 8 bit

C. Là đơn vị đo tốc độ của máy tính.

D. Là một dãy 8 chữ số.

Hướng dẫn

Đáp án B

2. Quy đổi dung lượng dữ liệu sau:

a) 3 MB
b) 2 GB
c) 2048 B 

Hướng dẫn:

a) 1 MB = 1024 KB
3 MB = 3 * 1024 = 3072 KB

b) 2 GB = 2 * 1024 = 2048 MB
2 GB = 2048 * 1024 = 2097152 KB

c) 1024 B = 1 KB
2048 B = 2048/1024 = 2 KB

Câu 3: Đơn vị đo dung lượng thông tin nhỏ nhất là gì?

A. Bit
B. Byte
C. Kilobyte
D. Digit

Hướng dẫn:

Đáp án:

Vậy là Trung Tâm Tin Học Sao Việt đã hướng dẫn cho bạn xong Bài 1: Thông Tin Và Xử Lí Thông Tin. Mời bạn xem tiếp Bài 2: Vai Trò Của Thiết Bị Thông Minh Và Tin Học Đối Với Xã Hội.

CHO ĐIỂM BÀI VIẾT NÀY

vote data
Danh sách trung tâm

HÌNH ẢNH HỌC VIÊN

hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt