Lộ Trình Tự Học Solidworks Từ Con Số 0 Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

Nếu bạn yêu thích kỹ thuật và muốn thành thạo thiết kế mô hình 3D bằng SolidWorks, bạn hoàn toàn có thể tự học tại nhà với lộ trình tự học SolidWorks trong bài viết này. Từ những bước cơ bản đến các kỹ năng nâng cao, dù bạn bắt đầu từ con số 0, vẫn có thể nắm vững kiến thức cần thiết và tự tin tạo ra các chi tiết máy móc, sản phẩm cơ khí một cách thành thạo, nhanh chóng và hiệu quả.

lộ trình tự học solidworks từ con số 0

Giới Thiệu Về Solidworks Cho Người Mới Bắt Đầu

SolidWorks là một phần mềm thiết kế CAD 3D (Computer-Aided Design) phổ biến được sử dụng trong ngành công nghiệp chế tạo và thiết kế sản phẩm. Được phát triển bởi hãng Dassault Systemes, SolidWorks cung cấp một môi trường làm việc tích hợp để kỹ sư và nhà thiết kế có thểtạo ra mô hình 3D chính xác và thực tế của các sản phẩm.

Giới thiệu về Solidworks

Các Lĩnh Vực Ứng Dụng Solidworks Hiện Nay

Khi tham gia lộ trình tự học SolidWorks, bạn sẽ nắm vững các kỹ năng thiết kế 3D để ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

  • Thiết Kế Cơ Khí: Tạo ra chi tiết máy móc, hệ thống cơ khí chính xác.

  • Thiết Kế Sản Phẩm: Phát triển mẫu sản phẩm tiêu dùng từ ý tưởng đến sản xuất.

  • Thiết Kế Ô Tô: Mô phỏng và tối ưu các bộ phận xe hơi.

  • Thiết Kế Điện – Điện Tử: Thiết kế mạch điện và hệ thống điện tử.

  • Thiết Kế Nội Thất & Kiến Trúc: Hỗ trợ tạo ra các mô hình nội thất và kết cấu kiến trúc chi tiết.

  • Y Tế: Phát triển các thiết bị và dụng cụ y khoa.

Lộ Trình Tự Học Solidworks Này Dành Cho Ai?

Dù bạn là ai, lộ trình tự học SolidWorks này sẽ giúp bạn tiếp cận và làm chủ SolidWorks một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Bao gồm:

  • Người Mới Bắt Đầu: Những ai chưa có kiến thức về thiết kế 3D và muốn học SolidWorks từ con số 0.

  • Sinh Viên Ngành Kỹ Thuật: Các bạn sinh viên chuyên ngành cơ khí, điện – điện tử, tự động hóa cần nâng cao kỹ năng thiết kế để phục vụ học tập và nghiên cứu.

  • Kỹ Sư Và Chuyên Viên Thiết Kế: Những người đã đi làm trong lĩnh vực kỹ thuật và muốn nâng cao khả năng sử dụng SolidWorks để áp dụng vào công việc thực tế.

  • Người Yêu Thích Thiết Kế Sáng Tạo: Những ai đam mê thiết kế sản phẩm, mô hình 3D, và muốn thử sức với phần mềm chuyên nghiệp như SolidWorks.

Lộ Trình Tự Học Solidworks Này Dành Cho Ai

Cách Để Học SolidWorks Dành Cho Bạn

  • Tự Học Tại Nhà: Bạn có thể tự học SolidWorks theo lộ trình tự học này, từ cơ bản đến nâng cao, với tài liệu và bài tập được hướng dẫn chi tiết, giúp bạn nắm vững kỹ năng thiết kế một cách hiệu quả.

  • Tham Gia Khóa Học Tại Trung Tâm: Nếu muốn học bài bản và có người hướng dẫn trực tiếp, bạn có thể đăng ký các khóa học tại trung tâm uy tín.

  • Trung Tâm Tin Học Sao Việt là một trong những trung tâm uy tín chuyên dạy các khóa học về lĩnh vực kỹ thuật và tin học. Và khi học tại trung tâm sẽ có Giảng viên giúp bạn giải đáp thắc mắc và hỗ trợ thực hành để hiểu sâu hơn về phần mềm.

Lợi Ích Khi Học SolidWorks Dành Cho Bạn

  • Nâng Cao Kỹ Năng Chuyên Môn: Tham gia lộ trình tự học SolidWorks giúp bạn nắm vững các kỹ thuật thiết kế 3D, mô phỏng sản phẩm và tối ưu hóa quy trình làm việc.

  • Cơ Hội Việc Làm Tốt Hơn: Lộ trình tự học SolidWorks sẽ trang bị cho bạn kiến thức cần thiết, là điểm cộng lớn khi ứng tuyển vào các vị trí kỹ sư thiết kế, kỹ thuật viên trong các công ty cơ khí, chế tạo và sản xuất.

  • Tự Tin Thực Hiện Ý Tưởng: Dễ dàng biến ý tưởng của bạn thành những mô hình 3D chi tiết và chính xác nhờ lộ trình tự học SolidWorks, từ đó tạo ra các sản phẩm chất lượng cao.

  • Hỗ Trợ Học Tập Và Nghiên Cứu: Đối với sinh viên và người làm trong ngành kỹ thuật, lộ trình tự học SolidWorks là công cụ mạnh mẽ để thực hiện các dự án học tập và nghiên cứu chuyên sâu.

  • Làm Chủ Công Nghệ Mới: Lộ trình tự học SolidWorks giúp bạn tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, từ đó nâng cao khả năng sáng tạo và phát triển bản thân trong lĩnh vực kỹ thuật.

Xem thêm: Khóa học AutoCAD tại TPHCM

Nội Dung Lộ Trình Tự Học Solidworks Cho Người Mới

Trong bài viết này, bạn sẽ học SolidWorks từ kiến thức cơ bản đến nâng cao để áp dụng vào các công việc thiết kế kỹ thuật và chế tạo sản phẩm. Để thành thạo phần mềm này, bạn cần nắm vững kiến thức và thực hành được tổng hợp từ giảng viên có kinh nghiệm. Dưới đây là nội dung chi tiết của lộ trình:

Làm Quen Giao Diện Phần Mềm Solidworks Dành Cho Người Mới

Khi bạn nhấn đúp chuột vào biểu tượng phần mềm, sẽ xuất hiện giao diện như bên dưới.

  • 1: Thanh Menu
  • 2: Thanh tìm kiếm
  • 3: 7 Tùy chọn hỗ trợ 

 làm quen giao diện làm việc của SolidWorks

Option: Chứa tất cả các thiết lập cho phần mềm như hệ thống màu sắc, các hiển thị, các chế độ vẽ, các thư mục quản lý File … 

 option của Solidworks

Add-Ins: Chứa các Add-Ins mà phần mềm hỗ trợ như hình, chẳng hạn như Scanto3D, Hỗ trợ máy quét 3D , SolidWorks Simulations Hỗ trợ phân tích, tính toán ….

add-in-trong solidworks

  • Save/Restore Setings: Lưu lại các thiết lập hoặc đưa về chế độ mặc định ban đầu.

  • Button Size: Chế độ hiển thị kích cỡ biểu tượng , ở đây ta có ba tùy chọn là Small(Defaul), Medium và Large.

  • Text Size: Hoàn toàn tương tự ở mục này là kích thức các text.

Cách Tạo Mới File Làm Việc Trong SolidWorks

Để khởi tạo file làm việc mới bạn có 3 cách

  • Bấm tổ hợp phím tắt Crtl + N

  • Bấm biểu tượng New

  • Vào File → New.

 tạo mới file làm việc trong Solidworks

  • Part: cho phép xây dựng các chi tiết dạng khối

  • Assembly: Cho phép xây dựng mô hình lắp cụm chi tiết hoặc cụm máy hoàn chỉnh.

  • Drawing: Xây dựng các bản vẽ 2D. 

Giao Diện Làm Việc Thiết Kế Trong SolidWorks

  • Vùng 1: là môi trường Sketch được bật lên, 

  • Vùng 2: chứa các thông tin thiết kế, 

  • Vùng 3: chứa các lệnh con trong môi trường làm việc, 

  • Vùng 4: chứa các tùy chọn điều kiển hiển thị, gán màu

  • Vùng 5: là vùng không gian vẽ.

Giao diện thiết kế và làm việc trong SolidWorks

Phần 1: Kiến thức cơ bản trong lộ trình tự học SolidWorks 

Các Công Cụ Vẽ 2D Và Lệnh Cơ Bản Trong Lộ Trình Tự Học Solidworks

Khi triển khai xây dựng khối 3D thì bạn phải vẽ biên dạng 2D, việc này có thể thực hiện bằng cách vẽ 2D trước rồi mới kích hoạt lệnh 3D

1.1 Sketch (Phác Thảo): Bắt đầu với các lệnh vẽ 2D như Line, Circle, Rectangle. Hiểu cách tạo và chỉnh sửa các đối tượng cơ bản.

Trên thanh công cụ tab Sketch Click chọn công cụ Sketch → Click chọn mặt Font → Lúc này phần mềm tự động xoay về mặt phẳng vẽ.

 hướng dẫn chọn công cụ Sketch trong SolidWorks

1.2 Công Cụ Vẽ Đường Thẳng Trong SolidWorks

 Công Cụ vẽ đường thẳng trong SolidWorks

1.3 Công Cụ Vẽ Hình Chữ Nhật

Công Cụ Vẽ Hình Chữ Nhật Trong solidworks

1.4 Công Cụ Vẽ Tiết Diện Dạng Rãnh

công cụ vẽ tiết diện rãnh trong Solidworks

1.5 Công Cụ Vẽ Đường Tròn

 Công cụ vẽ đường tròn trong solidworks

1.6 Công Cụ Vẽ Cung Tròn

công cụ vẽ cung tròn trong solidworks

1.7 Công Cụ Vẽ Đa Giác Đều

 Công Cụ Vẽ Đa Giác Đều trong Solidworks

1.8 Công Cụ Vẽ Đường Cong

 Công cụ vẽ đường cong trong solidworks

1.9 Công Cụ Vẽ Đường E-lip

 Công Cụ Vẽ Đường Elip trong solidworks

1.10 Ghi Kích Thước Cho Đối Tượng Trong SolidWorks

Phần ghi kích thước bao gồm 7 tùy chọn, trong đó 3 tùy chọn đầu tiên là thông dụng nhất:

Ghi kích thước cho đối tượng

  • Smart Dimension: Cho phép ghi kích thước nhanh chóng và tiện lợi, với hai loại chính là kích thước dài (khoảng cách giữa hai đối tượng) và kích thước góc.

  • Horizontal Dimension & Vertical Dimension: Dùng để ghi kích thước nằm ngang và thẳng đứng.

  • Ordinate Dimension: Ghi kích thước theo tọa độ nghiêng, phụ thuộc vào cạnh nghiêng đã chọn.

  • Horizontal Ordinate & Vertical Ordinate Dimension: Cho phép ghi kích thước chuỗi theo phương thẳng đứng hoặc nằm ngang, tương tự như Ordinate Dimension.

  • Path Length Dimension: Ghi kích thước dựa trên chiều dài của đường dẫn hoặc đường cong, giúp xác định độ dài của các đối tượng phức tạp.

1.11 Các Ràng Buộc Hình Học Trong SolidWorks

  • Cách 1: Quét chọn đối tượng và nó sẽ xuất hiện một của sổ thể hiện các tùy chọn ràng buộc liên quan. Bạn chọn các tùy chọn nếu muốn.

  •  Cách 2: Bạn Click vào biểu tượng “Add Relations” , sau đó chọn đối tượng → Chọn các ràng buộc mong muốn → Hoàn thành ràng buộc

Các ràng buộc hình học

  • Horizontal: Thẳng đứng

  • Vertical: Ngang

  • Collinear: Trùng phương

  • Coradial: Trùng cung

  • Perpendicular: Vuông góc

  • Parallel: Song song

  • Equal: Bằng nhau

  • Tangent: Tiếp tuyến

  • Concentric: Đồng tâm

  • Fix: Cố định

  • Midpoint: Trung điểm

  • Coincident: Trùng nhau

  • Intersection: Giao nhau

  • Symmetric: Đối xứng

  • Merge: Nhập điểm

1.12 Bo - Vát góc cho đối tượng (Fillet & Chamfer)

Tùy chọn này cho phép bạn bo góc hay vạt mép hai đối tượng giao nhau, chúng ta có hai tùy chọn lần lượt như sau.

Bo vát góc cho đối tượng trong SolidWorks

Mô tả cho Chamfer và Fillet

1.13 Công Cụ Sketch Fillet

 Công Cụ Sketch Fillet

1.14 Công Cụ Sketch Chamfer

Công Cụ Sketch Chamfer

1.15 Chèn Text Trong SolidWorks

Cho phép bạn gõ chữ, bạn có thể điều chỉnh động rộng của chữ và nhiều yếu tố khác.

Để gõ được tiếng việt bạn hãy Click chọn nút Font → Chọn Font tiếng việt và gõ.

 Chèn Text Trong SolidWorks

1.16 Chèn Point Trong SolidWorks

Đây là một tùy chọn cơ sở đơn giản, nó cho phép bạn xây dựng các điểm trên màn hình vẽ. Để xây dựng chỉ việc kích hoạt lênh → Click chọn các điểm trên màn hình và ta có được các điểm đánh dấu.

Chèn Point trong SolidWorks

1.17 Cắt xén – Nối dài đối tượng (Trim & Extend Entitires)

Kích hoạt lệnh Trim → Bạn thấy xuất hiện cửa sổ. Trong đó có năm tùy chọn cắt xén như sau

Trim và Extend Entitires trong SolidWorks

Các tùy chọn cắt xén

1.18 Tạo đối tượng song song (Offset Entities) Trong SolidWorks

Cho phép tạo ra các đối tượng song song và đồng dạng, cách đối tượng gốc một khoảng do người dùng thiết lập. Để thực hiện lệnh này bạn phải có trước các đối tượng cần Offset.

Tạo đối tượng song song Offset Entities trong SolidWorks

Các lệnh tạo đối tượng song song

1.19 Tạo đối tượng đối xứng (Mirror Entities)

Công cụ này cho phép bạn sao chép đối tượng đối xứng qua một trục có sẵn, trục đối xứng là một đường thẳng hay một đường trục.

Thao tác lệnh: Kích hoạt lệnh → Chọn các đối tượng muốn Mirror → Chọn trục đối xứng → Hoàn thành lệnh.

Tạo Đối Tượng Đối xứng Mirror

 Mô tả tạo đối tượng đối xứng thành công

1.20 Sao chép đối tượng hàng loạt (Pattern)

Đây là nhóm lệnh cho phép bạn sao chép đối tượng hang loạt theo hang cột và theo một tâm nào đó. Bao gồm có:

Sao chép hàng loạt đối tượng

Công cụ Linear Sketch Patterm

Công cụ Linear Sketch Patterm

Công cụ Circular Sketch Pattern

Công cụ Circular Sketch Pattern

  • Spacing: Nhập giá trị góc xoay để tạo đối tượng sao chép

  • Equal Spacing: Khi tích vào tùy chọn này giá trị góc nhập vào sẽ chia đều cho số lượng đối tượng sao chéo muốn tạo.

  • Dimension radius: Cố định khoảng cách giữa đối tượng và tâm xoay.

  • Dimension instance count: Khi tích vào tùy vào tùy chọn này giá trị góc nhập vào sẽ là góc giữa hai đối tượng.

  • Number of Instances: Nhập giá trịsố lượng đối tượng sao chép cần tạo, tùy chọn Display instance count giúp hiển thị số lượng đối tượng khi kết thúc.

  • Mục Entities to Circular: Giúp quản lý đối gốc cần sao chéo

  • Mục Instances to Skip: Giúp loại bỏ những đối tượng không mong muốn.

1.21 Di chuyển, sao chép và biến đổi (Move, Copy, Rotate, Scale & Stretch Entities)

Bộ công cụ di chuyển sao chép biến đổi

Các Tạo Các Bản Vẽ Kỹ Thuật (Drawing) Dành Cho Người Mới Tự Học SolidWorks

Chuyển Đổi 3D Sang 2D: Học cách xuất bản vẽ 2D từ mô hình 3D, thêm các kích thước và chú thích cho bản vẽ.

Quản Lý Kích Thước: Nắm vững kỹ thuật đo lường, kiểm tra kích thước và quản lý các yếu tố liên quan đến bản vẽ kỹ thuật.

Các công cụ tạo khối cơ bản:

  • Extrude: Tạo khối bằng cách kéo dài một phác thảo dọc theo một trục, tạo ra hình dạng 3D từ 2D.

  • Extrude Cut: Cắt một phần của khối rắn bằng cách kéo dài phác thảo vào bên trong khối.

  • Revolve: Tạo khối bằng cách xoay một phác thảo quanh một trục cố định, tạo ra hình dạng đối xứng như hình tròn.

  • Revolve Cut: Cắt khối bằng cách xoay phác thảo quanh một trục, cho phép tạo ra các hình dạng phức tạp.

  • Swept: Tạo khối bằng cách kéo một phác thảo dọc theo một đường dẫn, cho phép tạo hình dạng tùy ý.

  • Swept Cut: Cắt khối bằng cách kéo phác thảo dọc theo đường dẫn đã chọn, tạo ra lỗ hoặc khe.

  • Lofted: Tạo khối bằng cách kết nối nhiều phác thảo ở các mặt khác nhau, cho phép tạo ra các hình dạng phức tạp.

  • Lofted Cut: Cắt khối bằng cách kết nối các phác thảo, cho phép tạo ra các lỗ có hình dạng đặc biệt.

  • Boundary: Tạo khối bằng cách xác định các ranh giới cho hình dạng 3D, cho phép kiểm soát chính xác đường biên của khối.

  • Boundary Cut: Cắt khối theo các ranh giới đã xác định, tạo ra các hình dạng phức tạp theo yêu cầu.

  • Nhóm công cụ reference geometry: Nắm vững các công cụ này sẽ giúp bạn tạo ra các hình học tham chiếu chính xác, hỗ trợ quy trình thiết kế trong SolidWorks.

  • Công Cụ Plane: Tạo mặt phẳng mới trong không gian 3D, cho phép bạn xác định vị trí và hướng cho các phác thảo hoặc chi tiết.

  • Công Cụ Axis: Tạo trục tham chiếu, giúp bạn xác định hướng và vị trí cho các chi tiết quay hoặc lắp ráp các thành phần.

  • Công Cụ Coordinate: Tạo hệ tọa độ để xác định vị trí và kích thước các đối tượng trong không gian 3D, hỗ trợ việc thiết kế chính xác.

  • Công Cụ Point: Tạo điểm tham chiếu trong không gian, giúp bạn xác định vị trí cho các phác thảo hoặc làm cơ sở cho các phép tính khác.

  • Công Cụ Center of Mass: Tính toán và xác định trọng tâm của một đối tượng, rất hữu ích trong việc cân bằng thiết kế và mô phỏng.

  • Công Cụ Mate References: Tạo tham chiếu cho các mối ghép giữa các thành phần trong lắp ráp, giúp dễ dàng xác định vị trí và sự tương tác giữa các chi tiết.

Các công cụ hiệu chỉnh hình khối:

Trong lộ trình tự học SolidWorks, nắm vững các công cụ sau sẽ giúp bạn thiết kế hiệu quả hơn:

  • Công Cụ Fillet: Tạo các góc cong giữa hai cạnh, giúp tăng cường độ bền cho chi tiết.

  • Công Cụ Chamfer: Tạo các cạnh vát, thường được sử dụng để giảm thiểu độ sắc nhọn và dễ dàng lắp ghép.

  • Công Cụ Rib: Tạo các thanh tăng cường cho chi tiết, giúp cải thiện độ cứng mà không làm tăng trọng lượng.

  • Công Cụ Draft: Thêm độ nghiêng cho bề mặt, hỗ trợ quá trình sản xuất và tháo lắp sản phẩm.

  • Công Cụ Shell: Tạo ra các chi tiết rỗng bằng cách loại bỏ một phần vật liệu từ bên trong, giảm trọng lượng.

  • Công Cụ Wrap: Áp dụng hình dạng phác thảo lên bề mặt cong của một đối tượng, giúp tạo các chi tiết phức tạp.

  • Công Cụ Intersect: Tạo ra vùng giao nhau giữa hai hoặc nhiều hình khối, giúp bạn dễ dàng xác định các chi tiết cần thiết.

  • Công Cụ Mirror: Sao chép và lật đối tượng qua một trục, tiết kiệm thời gian trong việc tạo các đối tượng đối xứng.

  • Công Cụ Simple Hole: Tạo lỗ đơn giản trên bề mặt của mô hình với kích thước đã xác định.

  • Công Cụ Hole Wizard: Tạo các lỗ phức tạp với nhiều tùy chọn như loại lỗ, kích thước và vị trí, giúp bạn thiết kế chính xác hơn.

Xem thêm các kiến thức và bài tập thực hành tại Giáo trình học SolidWorks Cơ Bản

Phần 2: Kiến thức nâng cao trong lộ trình tự học SolidWorks 

Để mô phỏng chuyển động của các bộ phần trong kiến thức nâng cao của lộ trình tự học SolidWorks ta sử dụng các lệnh như:

  • Lệnh Move Component: Cho phép bạn di chuyển các thành phần trong lắp ráp. Bạn có thể kéo thả hoặc nhập tọa độ cụ thể để điều chỉnh vị trí của đối tượng.

  • Lệnh Rotate Component: Dùng để xoay các thành phần trong lắp ráp quanh một trục đã chọn. Điều này giúp bạn điều chỉnh hướng của các chi tiết theo yêu cầu thiết kế.

  • Lệnh Linear: Tạo chuyển động thẳng cho các thành phần trong mô hình, thường được sử dụng để mô phỏng các chuyển động cơ học trong các thiết kế máy móc.

  • Lệnh Rotary Motor: Tạo chuyển động quay cho các thành phần, rất hữu ích trong việc mô phỏng hoạt động của động cơ và các thiết bị quay.

  • Lệnh Spring: Tạo và mô phỏng lò xo trong thiết kế, cho phép bạn xác định tính đàn hồi và áp lực của lò xo trong các ứng dụng thực tế.

  • Lệnh Gravity: Áp dụng lực hấp dẫn vào mô hình, giúp bạn xem cách các thành phần tương tác dưới tác động của trọng lực trong mô phỏng.

2.1 Cách Sử Dụng Lệnh Move Component và Rotate Component

Vào Tool > Chọn Component > Move/Rotate

Lệnh move component và rorate component

2.2 Cách Sử Dụng Lệnh Linear 

  • Cách 1: Click vào biểu tượng Linear Motor trên thanh công cụ Simulation

  • Cách 2: Vào Insert > Chọn Simulation > Chọn Linear Motor

Cách mở Linear Motor

2.3 Lệnh Rotary Motor

  • Cách 1: Click vào biểu tượng Rotary Motor trên thanh công cụ Simulation
  • Cách 2: Vào Insert > Chọn Simulation > Chọn Rotary Motor

Cách mở Rotary Motor

2.4 Lệnh Spring

  • Cách 1: Click vào biểu tượng Spring trên thanh công cụ Simulation
  • Cách 2: Vào Insert > Chọn Simulation > Chọn Spring

Cách mở Spring

2.5 Lệnh Gravity

  • Cách 1: Click vào biểu tượng Gravity trên thanh công cụ Simulation
  • Cách 2: Vào Insert > Chọn Simulation > Chọn Gravity

Cách mở Gravity trong SolidWorks

Các lệnh tạo thêm mối hàn giữa các chi tiết lắp ráp

2.6 Cách Sử Dụng Lệnh Weld Bead 

Click chọn Insert > Assembly Feature >  Weld Bead

Lệnh Weld Bead

Bảng Type các loại mối hàng trong Weld Bead

Ghi Kí Hiệu, Kích Thước Và Tạo Các Chỉ Số Trên Các Hình Chiếu

Ngoài lệnh Weld Bead trong SolidWorks, để thực hiện lắp ghép mối hàn, bạn có thể sử dụng các lệnh sau:

  • Weldment: Tạo các khung và cấu trúc bằng cách sử dụng các thanh thép và các thành phần khác. Đây là lệnh cơ bản để bắt đầu lắp ghép mối hàn.

  • Weld Symbol: Thêm biểu tượng mối hàn vào bản vẽ kỹ thuật để thể hiện thông tin về mối hàn.

  • Assembly Mates: Sử dụng các lệnh lắp ghép để định vị các chi tiết trong lắp ghép mối hàn, đảm bảo chúng được lắp đúng vị trí.

  • Structural Member: Tạo các thành phần cấu trúc từ các thanh thép hoặc các vật liệu khác và sử dụng chúng trong lắp ghép mối hàn.

Các Lệnh Sau Để Ghi Kí Hiệu Đặc Biệt Cho Bản Vẽ Kỹ Thuật

2.7 Lệnh Geometry Tolerance

Lệnh này cho phép bạn thêm các thông số dung sai hình học vào bản vẽ. Bạn có thể chọn các loại dung sai như độ tròn, độ phẳng, độ song song, v.v. để chỉ định yêu cầu chính xác cho các chi tiết.

Cách 1: Click chọn Geometry Tolerance trên thanh Annotation

Cách 2: Vào Insert > Annotation > chọn Geometry Tolerance

hộp thoại geometry Tolerance

2.8 Lệnh Datatum Feature Symbols

Dùng để thêm các kí hiệu đặc trưng cho các điểm chuẩn (datum) trong bản vẽ. Các điểm chuẩn này giúp xác định các tham chiếu cho các kích thước và dung sai.

Cách 1: Click chọn Datatum Feature Symbols trên thanh Annotation

Cách 2: Vào Insert > Annotation > chọn Datatum Feature Symbols

hộp thoại Datatum Feature Symbols

2.9 Lệnh Datatum Target

Lệnh này cho phép bạn chỉ định các điểm, đường, hoặc mặt phẳng trên chi tiết mà được sử dụng làm điểm chuẩn. Điều này rất hữu ích cho việc kiểm tra và đảm bảo tính chính xác trong sản xuất.

Cách 1: Click chọn Datatum Target trên thanh Annotation

Cách 2: Vào Insert > Annotation > chọn Datatum Target

hộp thoại Datatum Target

2.10 Lệnh Weld Symbol

Dùng để chỉ định thông tin về mối hàn trên bản vẽ. Bạn có thể chọn kiểu hàn, chiều cao, và các thông số liên quan.

Cách 1: Click chọn Weld Symbol trên thanh Annotation

Cách 2: Vào Insert > Annotation > chọn Weld Symbol

hộp thoại Weld Symbol

Một Số Lệnh Hỗ Trợ Thiết Kế Khuôn Mẫu (Mold Design) Trong SolidWorks

Trong lộ trình tự học SolidWorks này, bạn cần tham khảo thêm một số lệnh quan trọng hỗ trợ thiết kế khuôn mẫu:

  • Cavity: Tạo lỗ rỗng trong khuôn dựa trên hình dạng của chi tiết chứa.

  • Sketch Line: Vẽ các đường thẳng làm cơ sở cho các hình khối trong thiết kế.

  • Convert Entities: Chuyển đổi đường viền từ mặt phẳng khác thành đường phác thảo mới.

  • Through All: Tạo lỗ xuyên qua toàn bộ khối vật liệu với kích thước đã xác định.

  • Radian Surface: Tạo bề mặt cong hoặc tròn, giúp tạo ra các chi tiết phức tạp.

Việc nắm vững các lệnh này sẽ giúp bạn thực hiện quy trình thiết kế khuôn mẫu hiệu quả hơn.

Xem Full lộ trình tự học Solidworks từ con số 0 tại Giáo trình tự học SolidWorks Từ Cơ Bản Nâng Cao

Kết thúc bài viết về "lộ trình tự học SolidWorks từ con số 0", hy vọng các bạn đã nắm vững kiến thức cần thiết để áp dụng vào công việc thực tế. Nếu bạn có nhu cầu được giải đáp trực tiếp các bài tập và thảo luận sâu hơn, hãy tham gia Khóa học SolidWorks tại Trung Tâm Đào Tạo Tin Học Sao Việt.

Trung Tâm Đào Tạo Tin Học Sao Việt là nơi chuyên cung cấp các khóa học thiết kế, kỹ thuật, và tin học văn phòng dành cho người mới bắt đầu, giúp họ áp dụng vào các công việc thực tế.

Tham khảo thêm lộ trình cùng chủ đề: 

Lộ trình học AutoCAD cơ bản dành cho người mới

Lộ trình học Illustrator cơ bản dành cho người mới

CHO ĐIỂM BÀI VIẾT NÀY

vote data
Danh sách trung tâm

HÌNH ẢNH HỌC VIÊN

hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt hình ảnh học viên tại Trung tâm tin học Sao Việt